Chắc hẳn các bạn đã không ít lần bắt gặp mã vạch trên các loại sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, đồ gia dụng,…
Và quốc gia nào giờ đây cũng đều có các mã vạch riêng của mình, Mỹ cũng không nằm ngoài số đó.
Vậy, mã vạch của Mỹ là bao nhiêu và làm sao để kiểm tra. Nếu các bạn cũng có chung những thắc mắc này thì hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi.
Mã vạch là gì?
Đây là một dãy các ký tự có thể là số, chữ hoặc kết hợp cả chữ và số.
Mã vạch được coi là một phương pháp giúp lưu trữ và truyền tài thông tin dựa trên những ký hiệu chuyên biệt.
Trong mã vạch có bao gồm cả những khoảng trắng cùng các vạch thẳng.
Độ rộng của khoảng trắng và các vạch cũng là yếu tố để biểu thị các thông tin số hay chữ số dưới dạng mà các máy đọc mã vạch có thể hiểu được.
Chúng ta có thể nhìn bằng mắt thường mã vạch và hiểu được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà mã vạch thể hiện dưới dạng số, chữ.
Có bao nhiêu loại mã vạch?
Ngày nay, mã vạch được chia ra rất nhiều loại nhưng được sử dụng phổ biến nhất vẫn là các mã vạch sau:
- UPC
- EAN
- Code 39
- Interleaved 2 of 5
- Codabar
- Code 128
Ngoài ra, còn có cả loại mã vạch khác được phát triển để sử dụng cho các mục đích khác.
Mã vạch của nước Mỹ là bao nhiêu?
Ngày nay, nhu cầu mua hàng xách tay hay mua hàng Mỹ như Ebay, Amazon rất lớn.
Tuy hàng của Mỹ rất tốt nhưng cũng bị làm giả rất nhiều. Do đó, các bạn cần biết cách để kiểm tra đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Và một trong các cách kiểm tra nhanh, dễ và chính xác nhất đó là dựa vào mã vạch Mỹ được in trên sản phẩm.
Nguyên nhân là bởi các sản phẩm chính hãng đều được in mã vạch và mỗi mã vạch chỉ tương ứng duy nhất với một sản phẩm. Hơn nữa, mã vạch cũng rất khó để làm nhái.
Dưới đây là mã vạch nước Mỹ mà các bạn cần biết để kiểm tra sản phẩm dễ hơn:
Mã vạch | Mục đích sử dụng |
000 – 019 | GS1 Mỹ (United States) USA |
020 – 029 | Phân phối giới hạn (Restricted distribution), mã vạch này thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) |
030 – 039 | GS1 Mỹ (United States) |
040 – 049 | Phân phối giới hạn (Restricted distribution), mã vạch này thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) |
050 – 059 | Coupons |
060 – 139 | GS1 Mỹ (United States) |
200 – 299 029 | Phân phối giới hạn (Restricted distribution), mã vạch này thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) |
Cách kiểm tra mã vạch của Mỹ
Để có thể kiểm tra mã vạch USA hay còn gọi là Barcode xác định hàng thật, hàng giả các bạn nên xem kỹ mã vạch của sản phẩm để biết nguồn gốc của hàng hóa.
Mã vạch phải đảm bảo được in sắc nét, các vạch kẻ cách nhau với cự ly, độ dày đã trải qua mã hóa nên có tính chính xác tới từng micromet. Tuy nhiên, yếu tố này vẫn có thể làm giả.
Thế nhưng, cột mã vạch là yếu tố không thể giả mạo được vì nếu làm giả thì các máy scan sẽ không thể scan được.
Hiện nay, nước Mỹ đang sử dụng mã vạch dạng UPC với tổng cộng 12 chữ số (không tính ký tự). Mã vạch hàng Mỹ gồm có 2 phần và đó là phần, một phần là mã vạch mà máy scan có thể đọc được, một phần là kí tự số con người có thể đọc được.
Ký số thứ 1:
Là số 0, được gọi là ký số hệ thống số hay Family code và thuộc pham vi 7 con số. Ký số thứ 1 cho biết ý nghĩa, chủng loại của sản phẩm đó. Cụ thể:
- 5: Coupons (phiếu lĩnh hàng hóa)
- 4: Cho người bán lẻ sử dụng
- 3: Các mặt hàng là thuốc hoặc liên quan tới y tế
- 2: Các mặt hàng nặng tự nhiên, ví dụ như thịt, nông sản
- 0, 6, 7: Dành cho các loại mặt hàng khác và coi như là một phần nhận diện nhà sản xuất
5 ký số thứ 2:
Qua 5 ký số thứ 2 chúng ta có thể biết được mã người bán – Vendor code, mã nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp – Manufacturer code. Tuy nhiên, tại Mỹ, Hiệp hội UCC chính là đơn vị cung cấp mã này và cũng là mã độc nhất. Do đó, các hàng hóa của Mỹ lưu thông trên thị trường có thể nhận biết thông qua 5 ký số này.
5 ký số tiếp theo:
Là các ký số mà người bán có quyền tự gán cho sản phẩm của mình để mã hóa.
Ký số cuối cùng:
Là số 5, có tác dụng để kiểm tra và xác nhận tính chính xác của số UPC.
Tại sao mỗi nước cần phải có mã vạch
Ngày nay, sản phẩm của các nước đều phải có mã vạch. Mã này được xem như chứng minh thư của hàng hóa.
Dựa vào mã vạch này chúng ta có thể biết được hàng hóa đó tới từ đâu, thuộc quốc gia nào, có phải sản phẩm chính hãng không.
Trên đây là giới thiệu về mã vạch Mỹ cũng như cách kiểm tra mã vạch như thế nào. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Phong Duy Logistic sẽ giúp các bạn hiểu hơn và nắm được rõ về mã vạch của nước Mỹ.
Bài viết liên quan:
CEO Võ Hoài Duy – Vói nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng Mỹ luôn băn khoăn về các thủ tục cũng như rào cản về việc vận chuyển hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam. Đó luôn là một việc không hề dễ dàng. Chính vì vậy, Duy đã thành lập Phong Duy Logistics với phương châm ” Mang hàng Mỹ đến tay người Việt “. Mong muốn giúp người Việt tiếp cận hàng Mỹ một cách dễ dàng nhất.